Chiến lược Marketing của Tiki – Lấn sân sang thương mại điện tử

Trong những năm gần đây, xu thế thương mại điện tử đã phát triển nhanh chóng, trở thành thói quen mua sắm của người Việt Nam. Khởi đầu là một website bán sách trực tuyến vào năm 2010, ngày nay, Tiki đã là một trong những nhà bán lẻ online lớn nhất Việt Nam. Vậy chiến lược Marketing của Tiki diễn ra như thế nào để mang lại thành công này? 

Tổng quan về Tiki

Ra đời vào tháng 3 năm 2010, Tiki được biết đến là một cửa hàng kinh doanh sách trực tuyến với chất lượng và dịch vụ rất chuyên nghiệp. Theo anh Trần Ngọc Thái Sơn – nhà sáng lập Tiki cho biết: anh được truyền cảm hứng từ mô hình kinh doanh của Amazon cũng có xuất phát điểm từ một cửa hàng bán sách trực tuyến và ở thời điểm ban đầu đó, chính tỷ phú Jeff Bezos – nhà sáng lập đã đi giao từng cuốn sách.

Chiến lược Marketing của Tiki

Tổng quan về Tiki – Chiến lược Marketing của Tiki

Sau đó, Tiki đã lớn mạnh và vươn ra ngoài phạm vi là một nền tảng bán sách online. Hiện nay, doanh nghiệp này đang kinh doanh các sản phẩm thuộc 26 ngành hàng khác nhau với trên 1,2 triệu đơn vị lưu kho (SKU).

>> Đọc thêm: Outsource là gì? 3 lợi ích khi lựa chọn outsource

Chiến lược Marketing của Tiki

Nâng cao trải nghiệm của người dùng

So với thời điểm vừa mới thành lập vào năm 2010, thói quen và hành vi mua sắm của người Việt Nam hiện đã thay đổi khá nhiều. Theo một thống kê từ Euromonitor đã chỉ ra rằng, có đến 75% người tham gia khảo sát đều ưa thích mua sắm trực tuyến. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian, có điều kiện so sánh giá cả và thanh toán tiện lợi. Hơn thế nữa, họ thường được mua với mức giá rẻ hơn, giao hàng tận nơi và có thể mua hàng ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Tiki nâng cao trải nghiệm người dùng

Tiki nâng cao trải nghiệm người dùng

>> Xem thêm: Chiến lược marketing của OPPO

Với đặc điểm dân số ngày càng trẻ hóa, sự tiện lợi này cùng với mức thu nhập đã cải thiện, sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Internet và các thiết bị số đã khiến hoạt động bán lẻ online ở Việt Nam tăng trưởng vượt bậc cũng như ngày càng nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng.

Sự lấn sân sang Marketplace

Khoảng đầu năm 2017, Tiki đã thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh từ B2C sang Marketplace. Điều này nghĩa là thay vì tự mình nhập hàng hóa về và bán cho khách hàng, Tiki sẽ đóng vai trò là một sàn giao dịch thương mại điện tử trực tuyến. Đây là nơi những nhà cung cấp khác nhau có thể đăng tải sản phẩm của mình. Do đó, số lượng mặt hàng được cung cấp tại Tiki thay vì chỉ là sách như trước đây, đã tăng lên nhanh chóng.

PR – Khẳng định thương hiệu bằng những chương trình khuyến mại

Để cạnh tranh trực tiếp với Lazada  và các thương hiệu khác, bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm, Tiki còn có chiến lược marketing khi không ngừng tung ra những chương trình khuyến mãi đặc biệt nhằm đẩy mạnh nhận biết của người dùng về sự đa dạng, nhất là nhóm ngành sản phẩm công nghệ và gia dụng.

Hiện nay, số lượng bình luận liên quan đến sản phẩm sách của người dùng vẫn chiếm đa số trên Tiki. Do đó, việc đẩy mạnh sự cộng hưởng thương hiệu về sự đa dạng sản phẩm của Tiki chưa thực sự có hiệu quả. Tiki cần có một quá trình dài hơn nữa với nhiều hoạt động để đạt được mục đích truyền thông khi mà hình ảnh về nhà bán lẻ sách online đã ăn sâu trong tâm trí người tiêu dùng.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Coca Cola

Sử dụng Influencer Marketing

Tiki đã tích cực sử dụng Influence Marketing trong những năm gần đây. Bởi lẽ, sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh, Tiki cần hướng đến tập khách hàng mang tính đại chúng hơn. Bên cạnh đó, các đối thủ cùng ngành khác cũng mạnh tay trong việc thu hút khách hàng khiến cho Tiki cũng không thể ngồi yên. Trong dịp tết năm 2018, MV “Bao giờ đến Tết” của Bích Phương có sự hợp tác với Tiki đã gây xôn xao cho cộng đồng mạng với 4 triệu views chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt. Bích Phương được coi là một cái tên khá nhạy cảm với những ca khúc troll về Tết nên Tiki đã tận dụng yếu tố này để tạo nên thành công cho chiến dịch quảng bá thương hiệu.

Tiki sử dụng Influencer Marketing

Bích Phương có sự hợp tác với Tiki

>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Biti’s

Kết luận

Có thể nhận thấy, chiến lược Marketing của Tiki đã thể hiện rõ mục tiêu cũng như tham vọng của thương hiệu này. Dù đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như: Sendo, Lazada, Sendo, Aeon,… trong lĩnh vực thương mại điện tử, thế nhưng Tiki đã có những bước đi khác biệt cho sự phát triển bền vững trên thương trường.

Giải mã chiến lược Marketing Apple

5/5 - (1 bình chọn)

Related Posts

quán chay Bình Tân

Top 5 quán chay Bình Tân “ăn là nghiền” nổi tiếng

Ngày nay, việc ăn chay không chỉ đơn thuần là một văn hóa tín ngưỡng, các món chay đã dần trở nên phổ biến trong bữa ăn…

Chiến lược Marekting của Shopee

Chiến lược Marketing của Shopee – Cách Shopee thống trị thị trường Việt

Bạn có biết rằng, Shopee hiện đang là một trong những sàn thương mại điện tử thành công nhất trên thị trường  Đông Nam Á? Shopee có…

Lên Shopee Mall cần giấy tờ gì?

Lên shopee mall cần giấy tờ gì? Điều kiện trở thành Shopee Mall

Để có một gian hàng chất lượng nhà bán hàng hãy xây dựng một gian hàng hấp dẫn, ấn tượng đặc biệt đối với những sản phẩm…

logo các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Tổng hợp 9+ hình ảnh logo các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Trà sữa là một thức uống rất được ưa chuộng. Cũng chính vì vậy mà hiện nay rất nhiều quán trà sữa nổi tiếng. Để có thể…

Tên các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

[Điểm mặt] 10+ tên các thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất hiện nay

Trong gần một thập kỷ qua, trà sữa trở thành thức uống Quốc dân của giới trẻ Việt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương…

Đại sứ thương hiệu Chanel

Đại sứ thương hiệu Chanel – Những cái tên vàng trong làng thời trang thế giới

Chanel là một trong những thương hiệu thời trang đắt đỏ được người dùng xếp vào hàng huyền thoại khi cho ra mắt nhiều sản phẩm vượt…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *