Logistics từ lâu đã trở thành một công cụ, một công việc không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là sản xuất và kinh doanh. Logistics nếu hoạt động không hiệu quả thì dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp đó sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian. Tuy nhiên, các nỗ lực nghiên cứu, thực thi nghiêm túc về logistics sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được bất cập tác động trong kinh doanh. Cùng tìm hiểu logistics là gì cũng như lợi ích của logistics mà doanh nghiệp có thể có được trong bài viết sau.
Logistics là gì
Logistics theo định nghĩa của hội đồng quản trị logistics của Mỹ (Logistics Administration Council) thì Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển, lưu kho những hàng hóa, vật liệu trong quy trình, các hàng hóa thành phẩm và những thông tin khác liên quan tới mua sắm, nguyên liệu đến cho người tiêu dùng ,làm thỏa mãn người tiêu dùng. Có thể hiểu, logistics là chuỗi các hoạt động xoay quanh hàng hóa bao gồm: Đóng gói, bao bì, lưu trữ, kho bãi, vận chuyển, bảo quản,… Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển và tăng lợi nhuận nếu tối ưu được hoạt động logistics hiệu quả.
Khái niệm Logistics là gì (Ảnh: Internet)
Phân loại Logistics
- Logistics đầu vào (Inbound Logistics): Đây là hoạt động tiếp nhận, lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ các nhà cung cấp cho doanh nghiệp, việc này đảm bảo đảm bảo nguồn cung ứng được tối ưu về giá trị cũng như thời gian, chi phí để phục vụ cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên cần phải giám sát thất sát sao để quá trình sản xuất có được mức chi phí thấp nhất, tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.
- Logistics đầu ra (Outbound logistics): Đây là hoạt động kho bãi, phân phối sản phẩm tới các nhà bán buôn, bán lẻ hoặc khách hàng,.. điều này giúp tối ưu địa điểm, thời gian và chi phí nhằm mục đích tạo ra sản phẩm với giá rẻ nhất nhưng vẫn thỏa mãn khách hàng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược (Reverse Logistics): Đây là các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm bị lỗi, phế phẩm, hay phế liệu phát sinh khi phân phối sản phẩm để tái chế hoặc xử lý.
>>> Có thể bạn quan tâm: CVR là gì
Lịch sử hình thành của Logistics
Logistics là thuật ngữ đã xuất hiện từ thời la mã và hy lạp cổ từ nhiều năm về trước. Khi đấy có một bộ phận chiến binh tên là “Logistikas” có nhiệm vụ chính là chủ cấp cũng như phân phối nhu yếu phẩm để đảm bảo cho các chiến binh có thể hành quân thuận lợi. Đây được xem là công việc quan trọng có tác động lớn tới cục diện của trận chiến. Sau này Logistikas được đổi tên thành logistics khi được đổi thành hệ thống.
Quy trình của Logistics
Tuy quy trình logistics rất đơn giản nhưng với doanh nghiệp càng lớn nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu thì Logistics sẽ là chiến lược cần đầu tư công sức và tiền bạc.
- Dịch vụ khách hàng
- Dự báo nhu cầu
- Thông tin trong phân phối
- Kiểm soát lưu kho
- Vận chuyển nguyên vật liệu
- Quản lý quá trình đặt hàng
- Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho
- Thu gom hàng hóa
- Đóng gói, xếp dỡ hàng
- Phân loại hàng hóa
Học logistics ra trường làm gì
Khi theo học ngành logistics bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc tại những doanh nghiệp như:
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Nhân viên quản lý bán hàng
- Nhân viên thu mua
- Nhân viên quản lý điều hành vận tải
- Nhân viên kinh doanh logistics
- …
Kết
Thông qua chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được khái niệm Logistics là gì và có thể thấy ứng dụng tốt hệ thống logistics là bước phát triển cao cấp hơn của công nghệ vận tải. Vận tải đa phương thức đã được liên kết với các phương thức vận tải khác nhau nhằm mục đích cuối là phục vụ nhu cầu cung ứng của các hãng sản xuất. Tóm lại, logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.