Hiện nay, có rất nhiều nền tảng website cho bạn lựa chọn và không khó để tạo nên một website như mong muốn thuộc bất cứ lĩnh vực nào. Khi tạo lập website, điều bạn cần quan tâm nhất chính là CMS (hệ quản trị nội dung). Vậy thực chất CMS là gì? Những CMS nào được cho là tốt để tạo website?
CMS là gì?
Để trả lời cho câu hỏi CMS là gì thì CMS là từ viết tắt của Content Management System, nghĩa là hệ quản trị nội dung của website. Nó có chức năng điều khiển mọi hoạt động về thông tin và nội dung của website. Những nội dung này thường bao gồm: hình ảnh, tin tức, video, thông liên hệ,… được đặt trên website. Hơn thế nữa, đối với những CMS nâng cao, người dùng có thể tùy chỉnh, phân loại các danh mục, thậm chí là thay đổi giao diện hiển thị và nhiều thao tác phức tạp khác nữa.
Định nghĩa CMS – CMS viết tắt của từ gì?
CMS có những chức năng gì?
Hiểu được khái niệm CMS là gì, dưới đây là các chức năng cơ bản của CMS:
- Quản lý version.
- Quản lý các nội dung.
- Sitemap.
- Chức năng tìm kiếm.
- Quản lý quyền sử dụng.
- WYSIWYG.
- Cập nhật tính năng homepage,…
Phân loại CMS
Hiện nay, CMS bao gồm các loai như sau:
- E-CMS (Enterprise CMS).
- W-CMS (Web CMS).
- T-CMS (Transactional CMS): hỗ trợ quản lý giao dịch thương mại điện tử.
- L-CMS/LCMS (Learning CMS): hỗ trợ quản lý đào tạo dựa trên nền website.
- P-CMS (Publications CMS): hỗ trợ quản lý những ấn phẩm trực tuyến.
- BCMS (Billing CMS): hỗ trợ quản lý thu chi trên nền web.
Phân loại CMS
5 CMS hàng đầu nên sử dụng cho website
WordPress
Đặc điểm ưu việt nhất của WordPress chính là dễ sử dụng và có khả năng tùy biến. Người dùng có thể chọn hàng ngàn themes bắt mắt và miễn phí để tạo lập website phù hợp với sản phẩm của mình. Hơn thế nữa, khả năng xuất bản nội dung, biên tập văn bản cũng rất tốt. WordPress có điểm yếu duy nhất là để thêm các tính năng vào website sẽ tốn nhiều plugins, đôi khi khiến người mới dùng thấy lúng túng.
Drupal
Về mặt tính năng, Drupal ngang ngửa với Joomla ở phương diện đa ngôn ngữ và rất linh hoạt. Một điểm cộng nữa của Drupal là tính bảo mật cao hơn hẳn hai ứng dụng trên. Chính vì thế, Drupal được tin dùng nhiều nhất trong các website của doanh nghiệp hay các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, Drupal sẽ hợp hơn với những người có kinh nghiệm lập trình web vì việc xử lý nó không hề đơn giản.
Drupal – 1 trong 5 CMS hàng đầu nên sử dụng cho website
Joomla
Joomla có thể sẽ khó dùng với những người không chuyên về công nghệ. Tuy nhiên, khi đã hiểu rõ được thì bạn sẽ thấy tính năng của nó không thua kém quá nhiều WordPress. Song song với đó, Joomla hỗ trợ người dùng nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng Anh, nhiều templates và themes cùng lúc cho những nội dung khác nhau. Với một người mới bắt đầu làm quen với Joomla, họ sẽ cảm thấy khá khó khăn và tốn nhiều công sức.
Serendipity
Nếu website bạn đang sở hữu không quá lớn, bạn không cần dùng đến WordPress, Drupal hay Joomla mà hãy cân nhắc sử dụng Serendipity. Đây được đánh giá là CMS nhẹ nhất dành cho người dùng. Tính năng của nó đã được lược bớt để tăng trải nghiệm mượt mà cho website. Do đó, Serendipity dễ dàng cài đặt để tạo nên một website tinh tế. Tuy nhiên, Serendipity chỉ phù hợp với những dự án nhỏ để đảm bảo tính hiệu quả.
Typo3
Typo3 có những tính năng nổi trội như: hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa website, thích hợp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Bên cạnh đó, CMS này còn hỗ trợ quản lý nhiều website chỉ với một bộ cài và dễ dàng chia sẻ dữ liệu giữa nhiều website với nhau. Typo3 được đánh giá là rất hữu hiệu trong các trường hợp bạn muốn quản lý nhiều site từ cùng một nhánh.
Kết luận
Thông qua bài viết trên, Wecsaigon mong rằng bạn đã hiểu hơn CMS là gì cũng như những tính năng chính của nó. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.