WTO ra đời nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho các nước thành viên tham gia, hỗ trợ trong việc lưu thông hàng hóa giữa các nước trên Thế Giới. Với những quy định và luật lệ riêng, WTO đảm bảo việc phát triển thương mại một cách tự do và minh bạch, đem lại ích lợi về mặt phát triển thương mại. Tổ chức thương mại Thế Giới WTO là một tổ chức hàng đầu mà mọi quốc gia đều muốn trở thành thành viên. Vậy WTO là gì? hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
WTO là gì?
Khái niệm về WTO là gì?
Tổ chức WTO đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của các nước trên toàn thế giới. Bằng việc đề ra những nguyên tắc thương mại, những hiệp định được các nước đàm phán và ký kết, tổ chức làm giúp giải quyết các tranh chấp, hỗ trợ nhu cầu thương mại của các nước. WTO hoạt động như một diễn dàn thương mại khổng lồ mang tầm cỡ toàn cầu.
Các thành viên trong WTO
WTO thống kê được số lượng thành viên chính thức là 164 đến hết năm 2019. Việt Nam là đất nước gia nhập WTO vào 7/11/2006, là thành viên chính thức vào 11/1/2007. Việc gia nhập vào tổ chức WTO sẽ giúp cho nền kinh tế của Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng.
Bộ máy của WTO được sắp xếp bao gồm:
- Hội nghị Bộ trưởng: bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho các nước thành viên, là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO.
- Đại Hội đồng: bao gồm đại diện tất cả các thành viên, thực hiện các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng.
- Các Hội đồng thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, các vấn đề về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, các Ủy ban, nhóm công tác.
- Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 3 phó Tổng Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên.
Nhiệm vụ của WTO
Đàm phán thương mại giữa các nước
WTO là tổ chức đưa ra các thủ tục để giải quyết tranh chấp về thương mại của các nước thành viên. Các hiệp dịnh của WTO bao gồm:
- Hàng hóa
- Dịch vụ
- Sở hữu trí tuệ
Phần nội dung chính của các hiệp định về tranh chấp chủ yêu là giảm thuế hải quan. Ngoài ra còn xử lý các rào cản thương mại khác liên quan đến văn hóa, chính trị, tôn giáo…
Thực hiện, giám sát các chính sách thương mại
Điều kiện của các nước thành viên trong WTO là sự minh bạch các chính sách thương mại, công bố cho WTO về các điều luật đã được thông qua. Phía tổ chức WTO đóng vai trò đảm bảo rằng các yêu cầu và hiệp định này được thực hiện đúng quy tắc và có giám sát chúng.
Với kết cấu chặt chẽ, quy trình nghiêm ngặt, các thành viên của WTO bắt buộc phải qua kiểm tra định kì về chính sách thương mại. Mỗi đánh giá đều phải báo cáo với ban thư ký của WTO.
Nhiệm vụ quan trọng trong WTO là gì?: Giải quyết tranh chấp
Nhiệm vụ cần thiết và quan trọng của tổ chức WTO là giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên. Mặc dù đã có nguyên tắc nghiêm ngặt về chính sách và hiệp định, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những tranh chấp này. WTO là đơn vị nắm quyền lực trong việc thực thi các chế tài của mình với các nước không làm theo đúng nguyên tắc. Trong trường hợp này, WTO như một “phiên tòa” ở giữa các nước đang gặp trục trặc.
Có hai cấp giải quyết tranh chấp bao gồm:
- Cấp sơ thẩm: tranh chấp được giải quyết bởi 3-5 chuyên gia trong lĩnh vực thương mại liên quan của Ban Hội Thẩm. Ban sẽ lắng nghe lập luận của các bên và soạn thảo báo cáo trình bày lập luận. Tiếp theo là đưa ra phán quyết của ban hội thẩm.
- Cấp phúc thẩm: Nếu việc tranh chấp chưa giải quyết được ở cấp sơ thẩm thì tiếp tục khiếu nại lên cơ quan phúc thẩm. Đơn vị này sẽ tiếp tục xem xét đơn khiếu nại và phán quyết tranh chấp. Báo cáo phúc thẩm được thông qua nếu 3/4 thành viên của hội đồng giải quyết tranh chấp chấp phủ.
Hỗ trợ xây dựng năng lực thương mại các nước
Ngoài nhiệm vụ làm cho nền thương mại toàn cầu được phát triển tự do, minh bạch, WTO còn giúp xây dựng các nước phát triển. Hỗ trợ phát triển kỹ năng, cơ sở hạ tầng cần thiết, tạo điều kiện giúp đỡ nhằm mở rộng thương mại. Tổ chức cũng có những điều khoản đặc biệt như kéo dài hơn thời gian thực hiện thỏa thuận để hỗ trợ các nước đang phát triển. Nhìn chung, WTO hàng năm tổ chức hàng trăm chương trình hợp tác kỹ thuật, các khóa đào tạo tại Geneva cho các nước.