Staff là gì? Các tên gọi staff trong ngành khách sạn-nhà hàng

Trong một doanh nghiệp, điều cốt lõi để phát triển chính là yếu tố về nhân sự. Ở mỗi một ngành nghề lại có các tên gọi khác nhau cho từng bộ phận. Bài viết hôm nay đề cập đến khái niệm Staff là gì? Staff trong ngành khách sạn – nhà hàng bao gồm những gì? để mô tả tên gọi của nhân sự. Cùng tìm hiểu xem đội ngũ nhân sự tại khách sạn sẽ bao gồm những bộ phận nào nhé!

Staff là gì?

 Staff (nhân viên) được hiểu là:

Từ chỉ chung những người phụ trách công việc ở cấp nhân viên, nhận nhiệm vụ được giao từ quản lý, cấp trên và giám sát. Staff được dùng nhiều trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ lưu trú khác. Ngoài ra với những bộ phân khác nhau sẽ có tên gọi chi tiết miêu tả về chức năng và nhiệm vụ.

staff là gì

Khái niệm “Staff là gì” hiểu đơn giản là từ chỉ nhóm người là nhân viên trong một doanh nghiệp.

Phân biệt Staff và Employee

Về cách phát âm, dễ dàng phân biệt được sự khác nhau giữa staffemployee, tuy nhiên ý nghĩa của hai từ này có nét tương đồng. Đều mang nghĩa là nhân viên nhưng staff được hiểu là một nhóm nhân viên, còn employee ám chỉ một cá nhân được trả thù lao để làm việc từ người khác. Staff được dùng nhiều hơn ở lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Employee thường dùng cho khối văn phòng và các ngành nghề khác.

Vị trí staff trong nhà hàng, khách sạn

Khối kinh doanh – marketing trong khách sạn

Trong khối kinh doanh, marketing sẽ bao gồm: nhân viên marketing, nhân viên sale và nhân viên quan hệ khách hàng (Pr). Mỗi khách sạn thường sẽ bao gồm ba bộ phận này, đảm nhiệm vai trò chính là tiếp thị quảng cáo và bán hàng.

  • Marketing Staff : thực hiện các chiến lược quảng cáo, marketing của khách sạn theo tháng, quý, năm. Gây dựng hình ảnh thương hiệu, làm các hoạt động quảng bá sản phẩm. Đặc điểm của ngành là có mùa cao điểm, marketing staff cũng cần chú ý đến yếu tố này để tập trung nguồn lực.
  • Sales Staff : Nhân viên kinh doanh phụ trách chính phần bán hàng. Hiện nay đã có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho đội ngũ kinh doanh của từng khách sạn. Khối kinh doanh được chia thành các mảng: bán hàng qua mạng, B2B, B2C. Công việc chính của sale satff là giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Khối hành chính – nhân sự

Cũng giống như các công ty khác, khách sạn sẽ chia khối hành chính nhân sự thành ba bộ phận: HR staff, Payroll & Legal Officer

  • Human Resources Staff (HR Staff) Là nhân nhiên hành chính, đóng vai trò tuyển dụng nhân sự của tất cả các bộ phận.
  • Payroll/ Insurance Nhân viên phụ trách phần chi trả lương, bảo hiểm và các phúc lợi xã hội.
  • Legal Officer nhân viên pháp lý: người phụ trách các giấy tờ, sổ sách, hợp đồng.

Khối tài chính – kế toán

Về khối tài chính, kế toán cũng là một đơn vị quan trọng trong khách sạn. Bao gồm:

  • Accountant Staff  Nhân viên kế toán. Phụ trách các giấy tờ, hóa đơn sổ sách. Công việc chính là tập hợp các chứng từ và xử lý tạm ứng, thanh toán, hoàn ứng cùng các công việc nghiệp vụ. 
  • General Accountant – Nhân viên Kế toán tổng hợp. Là người phụ trách thu thập, xử lý các giấy tờ liên quan đến nội bộ công ty.
  • Debt Accountant – Nhân viên Kế toán công nợ. Theo dõi công nợ và xử lý các công nợ còn tồn đọng.
  • Cash keeper – Nhân viên Thủ quỹ. Kiểm kê, đối chiếu quỹ và phối hợp với kế toán tổng hợp để xử lý các trường hợp thu chi của công ty.
  • Purchaser – Nhân viên Thu mua. Phụ trách việc thu mua hợp lý, tối ưu nhất. Công việc này rất cần thiết vì trong kinh doanh nhà hàng khách sạn được liệt kê rất nhiều hạng mục thu mua cần được đảm bảo mức giá tốt nhất.
  • Store keeper – Nhân viên quản lý kho. Phụ trách quản lý kho hàng, các vật dụng dùng phục vụ khách và tài sản của khách sạn.

Khối lễ tân bao gồm những ai?

Khối lễ tân được coi là bộ mặt của khách sạn. Ngoài những vị trí lễ tân tiếp đón khách tại sảnh ra, trong khối còn nhiều vị trí khác cũng rất quan trọng.

  • Reception Staff – nhân viên Lễ tân: Làm việc tại bộ phận sảnh chính khác sạn. Nhân viên lễ tập phụ trách tiếp đón khách, check in, trực điện thoại, tiếp nhận thông tin của khách.
  • Reservation Staff  nhân viên đặt phòng. Giữ vai trò tiếp nhận yêu cầu đặt phòng của khách, kiểm tra phòng trống, thanh toán. 
  • Operation Staff – nhân viên Tổng đài. Tiếp nhận và lắng nghe khách hàng từ điện thoại. Phối hợp với các bộ phận khác để xử lý yêu cầu của khách.
  • Cashier Staff – Nhân viên thu ngân. Với vai trò trực tiếp thanh toán các khoản tiền từ khách hàng, nhân viên thu ngân sẽ bàn giao lại cho bộ phận kế toán. Phụ trách giấy tờ, xuất hóa đơn gửi cho khách hàng.
  • Concierge Staff – nhân viên chăm sóc khách hàng: Nhiệm vụ của bộ phận này là chăm sóc khách hàng trong quá trình lưu trú. Hỗ trợ khách trong các dịch vụ của khách sạn và xử lý phàn nàn từ khách hàng.
  • Bell man – nhân viên Hành lý:  Hỗ trợ khách hàng khuân vác hành lý lên phòng, chuyển phòng nếu có.
  • Door man – nhân viên mở cửa: Tiếp đón, mở cửa cho khách từ cửa sảnh chính. Ở một số khách sạn lớn, door man phục vụ khách mở từ cửa ô tô đến cửa vào sảnh khách sạn.

Bộ phận lễ tân (reception staff)

Trong khối buồng phòng, staff là gì?

  • Housekeeping Staff – nhân viên buồng phòng. Công việc chính là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tron phòng. Bao gồm: thay chăn ga gối, lau dọn phòng, kiểm tra thiết bị. Đảm bảo trước giờ check in của khách phòng luôn được sạch sẽ đạt tiêu chuẩn khách sạn.
  • Laundry Staff – nhân viên Giặt là: trong khách sạn luôn có dịch vụ giặt là cho khách bao gồm tất cả các loại trang phục thông thường. Bộ phân giặt là phụ trách việc này và được bàn giao từ nhân viên buồng phòng hoặc lễ tân.

Ngoài ra còn có nhân viên vệ sinh chung, baby sister (người trông giữ trẻ em).

houskeeping staff (nhân viên buồng phòng)

Khối kỹ thuật (Enginerring staff là gì?):

  • Engineering Staff – nhân viên Kỹ thuật. Giải quyết các công việc liên quan đến máy móc và các thiết bị điện tử trong khách sạn. Các thiết bị máy móc luôn phải được kiểm tra thường xuyên và rất cẩn trọng trong việc kiểm tra cháy nổ.
  • Electrical Engineer – nhân viên Điện: Phụ trách xử lý nguồn điện trong khách sạn. Một số khách sạn có bao gồm cả dịch vụ tổ chức sự kiện thì nguồn điện còn được thiết kế riêng và có bộ phận phụ trách riêng.
  • Plumber – nhân viên Nước: Xử lý các công việc liên quan đến nguồn nước: nước dùng trong phòng của khách, nước bể bơi, khuôn viên, và mạch nước của khách sạn.

Tạm kết,

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu được staff là gì, có những bộ phận nào trong một nhà hàng- khách sạn. Nếu các bạn đang là staff, wecsaigon chúc các bạn sẽ sớm thành công ở một vị trí cao hơn!

Rate this post

Related Posts

quán chay Bình Tân

Top 5 quán chay Bình Tân “ăn là nghiền” nổi tiếng

Ngày nay, việc ăn chay không chỉ đơn thuần là một văn hóa tín ngưỡng, các món chay đã dần trở nên phổ biến trong bữa ăn…

Chiến lược Marekting của Shopee

Chiến lược Marketing của Shopee – Cách Shopee thống trị thị trường Việt

Bạn có biết rằng, Shopee hiện đang là một trong những sàn thương mại điện tử thành công nhất trên thị trường  Đông Nam Á? Shopee có…

Lên Shopee Mall cần giấy tờ gì?

Lên shopee mall cần giấy tờ gì? Điều kiện trở thành Shopee Mall

Để có một gian hàng chất lượng nhà bán hàng hãy xây dựng một gian hàng hấp dẫn, ấn tượng đặc biệt đối với những sản phẩm…

logo các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Tổng hợp 9+ hình ảnh logo các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Trà sữa là một thức uống rất được ưa chuộng. Cũng chính vì vậy mà hiện nay rất nhiều quán trà sữa nổi tiếng. Để có thể…

Tên các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

[Điểm mặt] 10+ tên các thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất hiện nay

Trong gần một thập kỷ qua, trà sữa trở thành thức uống Quốc dân của giới trẻ Việt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương…

Đại sứ thương hiệu Chanel

Đại sứ thương hiệu Chanel – Những cái tên vàng trong làng thời trang thế giới

Chanel là một trong những thương hiệu thời trang đắt đỏ được người dùng xếp vào hàng huyền thoại khi cho ra mắt nhiều sản phẩm vượt…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *