OKR là gì? OKR đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Bạn đã hiểu rõ OKR là gì chưa? Thực tế cho thấy, có rất nhiều học thuyết, mô hình được nghiên cứu và phát triển giúp các nhà quản trị xây dựng và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Hiện nay, mô hình tiêu biểu được nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới như Twitter, LinkedIn, Google áp dụng chính là OKR. Vậy thực sự, OKR là gì? Hãy cùng Wecsaigon tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này trong bài viết dưới đây!

OKR là gì?

Trong tiếng Việt, OKR là gì? OKR là từ viết tắt của cụm từ Objectives and Key Results, nghĩa là phương thức quản lý theo mục tiêu. Mô hình này được áp dụng lần đầu tiên trên thế giới tại Intel vào cuối năm 1970. Doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng cho việc tạo ra những kết quả then chốt (Key Results) nhằm hiện thực hóa mục tiêu (Objectives) trong một thời gian nhất định. OKR có mục đích chính là kết nối các bộ phận, tổ chức và cá nhân để đảm bảo mọi thành viên của tổ chức đi theo đúng định hướng đã đề ra.

OKR là gì

Định nghĩa OKR – OKR là viết tắt của từ gì?

>> Đọc thêm: Ma trận SWOT là gì?

Cấu trúc của OKR

OKR được xây dựng trên nền tảng xoay quanh hai câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu (Objective): Tôi muốn đi đến đâu?
  • Kết quả then chốt (Key Result): Tôi sẽ đến đó bằng cách nào?

Objective là mục tiêu chính của doanh nghiệp, của bộ phận hoặc cá nhân. Key Result là những bước đo lường cần thiết nhằm đạt được mục tiêu. Hệ thống này thường được duy trì từ bộ máy lãnh đạo cấp cao trong tổ chức cho đến từng cá nhân. Nó giúp tạo ra mối liên kết giữa những tầng mục tiêu tác động lên nhau đồng thời giúp mọi người có chung một chí hướng.

Cấu trúc của OKR

Cấu trúc của OKR

Nguyên lý hoạt động của OKR

OKR hoạt động dựa trên hệ thống niềm tin:

  • Tính tham vọng: Objective luôn được thiết lập cao hơn so với ngưỡng năng lực.
  • Tính đo lường được: Key Result được gắn với những mốc có thể đo lường được.
  • Tính minh bạch: Tất cả thành viên trong tổ chức đều có thể theo dõi OKR của tổ chức.
  • Tính hiệu suất: OKR không được sử dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.

OKR đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Tạo sự liên kết nội bộ chặt chẽ

Trong doanh nghiệp, mô hình OKR được áp dụng xuyên suốt bộ máy tổ chức, từ cấp độ cá nhân cho đến các phòng ban, bộ phận. Từ đó, OKR giúp kết nối và làm tăng hiệu suất làm việc với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Các nhà quản trị có thể đảm bảo được việc mọi thành viên đều đang có chung một định hướng.

Tăng tính minh bạch

OKR có thể đảm bảo rằng mọi nhân viên không phân biệt cấp bậc, vị trí đều nắm rõ được và theo dõi OKR của cả doanh nghiệp. Mọi nhân viên đều nắm rõ được công việc, kế hoạch của mỗi cá nhân và phòng ban, từ đó giúp xây dựng được văn hóa minh bạch.

Tập trung vào những vấn đề quan trọng

Với từng cấp độ trong doanh nghiệp, OKR sẽ đưa ra từ 3 đến 5 mục tiêu chính. Điều này sẽ giúp toàn bộ nhân viên nắm rõ được nhiệm vụ, kế hoạch của từng cá nhân và các bộ phận.

Lợi ích của OKR đem lại cho doanh nghiệp

Lợi ích của OKR đem lại cho doanh nghiệp

Nhân viên được trao quyền

Khi các mục tiêu và kế hoạch trở nên minh bạch, ban lãnh đạo có thể nắm rõ được toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp và đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác. Đối với nhân viên, họ được có thể theo dõi kết quả công việc của cá nhân mình và cả các bộ phận khác.

Đo lường tiến độ hoàn thành mục tiêu

Khả năng đo lường được chính là yếu tố then chốt. Thông qua mô hình OKR, các chỉ số sẽ phản ánh đầy đủ, chính xác về tiến độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân, phòng ban cũng như toàn doanh nghiệp.

Tạo ra những kết quả vượt trội

Khi áp dụng OKR, mục tiêu được đặt ra sẽ luôn cao hơn ngưỡng năng lực. Do đó, mỗi cá nhân, bộ phận có thể phát huy khả năng một cách tối đa trong công việc, góp phần tạo nên những kết quả vượt bậc.

Kết luận

Thông qua bài viết trên, Wecsaigon đã chia sẻ đến bạn về khái niệm OKR là gì cũng như những lợi ích mà nó đem lại cho doanh nghiệp. Hiểu rõ về OKR sẽ giúp bạn thấy được đây là mô hình quản trị doanh nghiệp hiệu quả và ngày càng phổ biến, được rất nhiều các doanh nghiệp ứng dụng.

Rate this post

Related Posts

quán chay Bình Tân

Top 5 quán chay Bình Tân “ăn là nghiền” nổi tiếng

Ngày nay, việc ăn chay không chỉ đơn thuần là một văn hóa tín ngưỡng, các món chay đã dần trở nên phổ biến trong bữa ăn…

Chiến lược Marekting của Shopee

Chiến lược Marketing của Shopee – Cách Shopee thống trị thị trường Việt

Bạn có biết rằng, Shopee hiện đang là một trong những sàn thương mại điện tử thành công nhất trên thị trường  Đông Nam Á? Shopee có…

Lên Shopee Mall cần giấy tờ gì?

Lên shopee mall cần giấy tờ gì? Điều kiện trở thành Shopee Mall

Để có một gian hàng chất lượng nhà bán hàng hãy xây dựng một gian hàng hấp dẫn, ấn tượng đặc biệt đối với những sản phẩm…

logo các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Tổng hợp 9+ hình ảnh logo các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Trà sữa là một thức uống rất được ưa chuộng. Cũng chính vì vậy mà hiện nay rất nhiều quán trà sữa nổi tiếng. Để có thể…

Tên các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

[Điểm mặt] 10+ tên các thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất hiện nay

Trong gần một thập kỷ qua, trà sữa trở thành thức uống Quốc dân của giới trẻ Việt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương…

Đại sứ thương hiệu Chanel

Đại sứ thương hiệu Chanel – Những cái tên vàng trong làng thời trang thế giới

Chanel là một trong những thương hiệu thời trang đắt đỏ được người dùng xếp vào hàng huyền thoại khi cho ra mắt nhiều sản phẩm vượt…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *