Communication là gì? Mẹo dùng giao tiếp trong kinh doanh

Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của giao tiếp trong kinh doanh, nhất là trong marketing, truyền thông. Communication luôn là vấn đề cốt lõi và là mục tiêu cuối cùng trong mọi dự án quảng cáo. Việc chia sẻ thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng luôn là một vấn đề quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu Communication là gì? cần lưu ý những gì trong việc tiếp thị truyền thông qua bài viết dưới đây!

Communication là gì?

Theo Soha dịch nghĩa, communication (danh từ) : Sự truyền đạt, sự thông tri, sự thông tin; tin tức truyền đạt; thông báo.

Trong kinh doanh, Communication còn được hiểu là tiếp thị truyền thông. Nhằm mục đích chia sẻ thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng. Truyên thông dựa trên những công cụ truyền tải như:

  • Quảng cáo
  • Bán hàng trực tiếp
  • Làm truyền thông mạng xã hội
  • Pr (quan hệ công chúng)
  • Sự kiện

Mục đích của việc conmunication (giao tiếp trong kinh doanh) là việc cố gắng truyền đạt đến khách hàng thông điệp sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Khách hàng cần được nhận thức về doanh nghiệp cũng như sản phẩm để càng thêm tin tưởng và biến thành những khách hàng tiềm năng. Hiểu được khái niệm communication là gì trong marketing sẽ tạo ra một thương hiệu tốt cho doanh nghiệp. Hơn nữa, còn tăng khả năng ghi nhớ của khách hàng bởi những thông điệp được truyền tải.

communication là gì?

Communication là gì trong marketing? Mẹo giao tiếp cần lưu ý

Giao tiếp với khách hàng

Phần Communication này nhấn mạnh đến việc giao tiếp với khách hàng khi bán sản phẩm. Không kể bạn đang nói chuyện trực tiếp với khách hay gọi qua điện thoại, nhắn tin qua website bán hàng thì việc thể hiện thái độ rất quan trọng.

Khách hàng mong muốn một sản phẩm tốt và mang lại lợi ích. Nhưng bên cạnh đó, việc quyết định mua hàng lại nằm ở cách bạn giao tiếp và chào mời như thế nào. Trải nghiệm mua sắm của khách hàng được thể hiện từ những giây phút đầu tiên bước vào cửa hàng của bạn, gặp nhân viên bảo vệ, nhân viên tư vấn, đến nhân viên thanh toán.

Do đó, dù cho doanh nghiệp có quy mô như thế nào thì thái độ giao tiếp với khách hàng cũng cần được training rất kĩ. Việc này không những gây được ấn tượng tốt mà còn là hình ảnh của thương hiệu.

Tương tự với việc tiếp xúc trực tiếp, chúng ta còn tìm cách liên hệ để quảng cáo sản phẩm của mình qua mạng xã hội, telesale. Đừng nghĩ rằng nếu không gặp mặt trược tiếp thì khách hàng sẽ không để ý đến thái độ của bạn. Từ lời nói, giọng điệu, cách trả lời tư vấn qua điện thoại, website cũng là một kịch bản mà doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng.

Thể hiện thành ý

Một trong những cách “ghi điểm” tuyệt đối với khách hàng chính là tạo sự thân thiện, gần gũi như những người bạn với họ. Yừng tự biến mình thành những cỗ máy bán hàng di động và không có cảm xúc. Hứng thú mua hàng dựa nhiều trên yếu tố cảm xúc khi được tư vấn và được chào đón.

Trong cuộc hội thoại, sẽ có nhiều trường hợp khách hàng không đón nhận những sự nhiệt tình của bạn thì cần tiết chế lại và giữ khoảng cách lịch sự, luôn để ý đến họ và giúp đỡ những lúc cần thiết.

Ngoài ra, kịch bản giao tiếp với khách hàng cũng thể hiện thành ý khi giao tiếp online. Việc sử dụng ngôn từ để trò chuyện với khách hàng cũng nên được biên tập, sửa đổi kĩ lưỡng để phù hợp với doanh nghiệp cũng như “ghi điểm” trong mắt khách hàng.

mẹo giao tiếp trong kinh doanh

Thể hiện màu sắc của thương hiệu

Việc thể hiện cá tính  riêng qua cách giao tiếp, truyền đạt sẽ làm nổi bật thương hiệu của bạn giữa một “rừng” đối thủ cạnh tranh. Đó cũng là một cách để thu hút đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Với tâm lý người dùng, họ sẽ rất thích thú với việc doanh nghiệp thể hiện cá tính riêng. Việc thể hiện màu sắc còn đem lại sự vui vẻ, đem lại giá trị tốt đẹp chứ không dừng lại ở việc kinh doanh.

Đăng về những điều khác ngoài thương hiệu

Trong kế hoạch truyền thông chắc chắn sẽ bao gồm cả những bài đăng ngoài thương hiệu. Mục đích của việc này là để giúp cho hình ảnh của doanh nghiệp được lan tỏa nhiều hơn ở những khía cạnh khác nữa. Những nội dung thú vị, tích cực của cuộc sống sẽ giúp thu hút hơn trong phần content. Đừng bỏ qua nhưng hãy cân nhắc nội dung thật phù hợp.

Tạm kết,

Communication là gì? Hãy tìm hiểu thật kĩ lưỡng trước khi truyền đạt, giao tiếp đến khách hàng của bạn. Trong marketing truyền thông, yếu tố này rất quan trọng. Điều này không những đóng góp trong việc xây dựng hình ảnh mà còn là bước chuyển đổi quyết định. Chúc các bạn thành công với những kế hoạch communication của mình nhé!

>>>Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh 2023

 

 

Rate this post

Related Posts

quán chay Bình Tân

Top 5 quán chay Bình Tân “ăn là nghiền” nổi tiếng

Ngày nay, việc ăn chay không chỉ đơn thuần là một văn hóa tín ngưỡng, các món chay đã dần trở nên phổ biến trong bữa ăn…

Chiến lược Marekting của Shopee

Chiến lược Marketing của Shopee – Cách Shopee thống trị thị trường Việt

Bạn có biết rằng, Shopee hiện đang là một trong những sàn thương mại điện tử thành công nhất trên thị trường  Đông Nam Á? Shopee có…

Lên Shopee Mall cần giấy tờ gì?

Lên shopee mall cần giấy tờ gì? Điều kiện trở thành Shopee Mall

Để có một gian hàng chất lượng nhà bán hàng hãy xây dựng một gian hàng hấp dẫn, ấn tượng đặc biệt đối với những sản phẩm…

logo các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Tổng hợp 9+ hình ảnh logo các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Trà sữa là một thức uống rất được ưa chuộng. Cũng chính vì vậy mà hiện nay rất nhiều quán trà sữa nổi tiếng. Để có thể…

Tên các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

[Điểm mặt] 10+ tên các thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất hiện nay

Trong gần một thập kỷ qua, trà sữa trở thành thức uống Quốc dân của giới trẻ Việt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương…

Đại sứ thương hiệu Chanel

Đại sứ thương hiệu Chanel – Những cái tên vàng trong làng thời trang thế giới

Chanel là một trong những thương hiệu thời trang đắt đỏ được người dùng xếp vào hàng huyền thoại khi cho ra mắt nhiều sản phẩm vượt…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *