CEO là gì? CEO quan trọng thế nào trong doanh nghiệp?

“Chúng ta phải thật sự khiêm tốn để hiểu rằng chúng ta không biết tất cả, đừng nằm ngủ trên vinh quang, hãy không ngừng học hỏi và quan sát. Hãy tin rằng không thiếu những công ty khác sẵn sàng thế chúng ta chỗ nếu chúng ta thất bại.” Cher Wang – vị CEO của HTC đã gửi đến bạn những sự đúc kế vô cùng giá trị trong sự nghiệp của bà. Để hiểu rõ hơn CEO là gì trong doanh nghiệp, mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây!

CEO là gì?

Định nghĩa CEO là gì?

CEO được hiểu là giám đốc điều hành, là chức vụ điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn. CEO là cụm từ viết tắt của Chief Executive Officer. Vị trí CEO đảm nhiệm quyền hạn cao nhất trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc điều hành là người có trách nhiệm trực tiếp báo cáo kết quả kinh doanh cho hội đồng quản trí.

CEO rất quan trọng nắm quyền quyết định việc phát triển kinh doanh, là người có quyền quyết định cuối cùng trong tất cả các hoạt động của công ty. Đây là một vị trí mà mọi executive hay manager đều nỗ lực phấn đấu để đạt được.

Công việc chính của CEO là gì?

CEO là gì? Có phải là người chỉ biết ngồi kí tá giấy tờ và chỉ đạo nhân viên không?

Vị trí CEO có trách nhiệm chính trong việc xây dựng các chiến lược, định hướng phát triển, đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, còn đảm nhiệm việc định hướng cho tương lai của doanh nghiệp, tối ưu các mục tiêu về tài chính, con người, văn hóa công  ty.

CEO còn là người xây dựng, quảng báo thương hiệu, phụ trách chính trong truyền thông, marketing. Đây là một phần rất quan trọng, giúp định vị thương hiệu và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Với vị trí giám đốc điều hành, là người đứng đầu của một doanh nghiệp, CEO là người đại diện để ký kết hợp đồng, đàm phán thương mại và phê duyệt các dự án của công ty. Ngoài ra, phải kể đến sự giám sát trong các hoạt động kinh doanh và các chính sách tài chính.

Là một người quản lý cấp cao, điều đương nhiên có trong JD của CEO phải nói đến kỹ năng quản lý. CEO sẽ phải có sự phân bổ quyền hạn, trách nhiệm và công việc cho các nhân viên cấp dưới, cùng nhau xây dựng một bộ máy, đội ngũ nhân sự luôn nỗ lực và cố gắng cho doanh nghiệp.

CEO làm những gì

Vai trò của một CEO trong doanh nghiệp

CEO quan trọng như thế nào?

Giám đốc điều hành (CEO) là người có trách nhiệm cao nhất trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch kimh doanh dài hạn. Công việc này đòi hỏi nghiên cứu nhiều yếu tố đến từ thị trường, sản phẩm, khách hàng, văn hóa…Nắm trong tay trách nhiệm lớn nhất làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

Vai trò và quyền hạn của CEO với mỗi quy mô của từng doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau. Với những doanh nghiệp lớn, nhiều vị trí quản lý cấp cao, CEO (giám đốc điều hành) sẽ tập trung hơn vào việc phát triển các chiến lược quảng bá thương hiệu và thúc đẩy doanh thu. Tuy nhiên với những doanh nghiệp nhỏ, CEO có trách nhiệm nhiều hơn trong các lĩnh vực khác như tuyển dụng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và các công việc phát sinh khác.

Không cố định cho vai trò của CEO, tuy nhiên sẽ có những gạch đầu dòng wecsaigon xin gửi đến bạn từ nguồn tin tổng hợp dưới đây:

  1. Thay mặt công ty, có trách nhiệm phát ngôn với các cổ đông, các cơ quan chính phủ, và với công chúng.
  2. Đề ra những quyết định về doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
  3. Thiết lập và triển khai tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.
  4. Đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, gồm các giám đốc, phó giám đốc và trưởng bộ phận phát triển chiến lược.
  5. Nhận diện thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải, nắm bắt những cơ hội từ thị trường.
  6. Đảm bảo doanh nghiệp thực hiện những cam kết có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
  7. Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, đảm bảo những rủi ro ấy được giám sát và giảm thiểu đáng kể.
  8. Đề xuất mục tiêu chiến lược, và đảm bảo mục tiêu đó phải cụ thể và đo lường được.

Cấu trúc trong một doanh nghiệp

Theo sơ đồ này, bạn đã có mọt cái nhìn tổng quát về cấu trúc cơ bản trong một doanh nghiệp. Dễ dàng nhận thấy CEO nắm vai trò quan trọng. Tuy nhiên, để làm nên thành công và sự hưng thịnh của doanh nghiệp, bên cạnh đó còn có những vị trí quan trọng khác nữa, wecsaigon.com sẽ đề cập tại những bài viết tiếp theo.

cấu trúc trong một doanh nghiệp: CEO đóng vai trò như thế nào?

CEO nắm giữ vai trò gì trong công ty?

Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân với CEO

Xây dựng thương hiệu cá nhân CEO với “chất” riêng

Với những CEO xuất chúng luôn bộc lộ được những phẩm chất và tài năng rất riêng. Họ có một khả năng đặc biệt để gây sự chú ý từ nhân viên và thậm chí là từ công chúng. Tại Việt Nam, chúng ta cũng rất tự hào và chia sẻ rằng có rất nhiều CEO mang lại tầm ảnh hưởng lớn. Kể đến như bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO VietjetAir), ông Đặng Lê Nguyên Vũ (CEO cà phê Trung Nguyên), chủ tịch tập đoàn Vingroup ông Phạm Nhật Vượng…

Nhìn chung, những vị CEO này đều có những đặc điểm nổi bật tạo dấu ấn không nhỏ trên thị trường. Tuy nhiên mỗi người trong họ đều mang một nét rất riêng. Nếu như ông Phạm Nhật Vượng nổi tiếng với những chiến lược kinh doanh đỉnh cao, những dự án được đầu tư khổng lồ vươn tầm Thế Giới, thì ông Đặng Lê Nguyễn Vũ lại được công chúng biết đến là một người hướng thiện, chiến lược kinh doanh có mang một nét tôn giáo rất riêng và độc lạ.

Thương hiệu cá nhân của CEO được thể hiện ở những thành công về kinh doanh mà họ đạt được. Bên cạnh đó, những yếu tố về tính cách, tác phong, ngoại hình, hay là những lối tư duy mới mẻ bên lề, những mối quan hệ, gia đình..cũng tạo nên một thương hiệu toàn diện.

Tạo thương hiệu cá nhân cho CEO

Kỹ năng quản lý: nhân viên là bạn đồng hành

Có một câu nói rất phổ biến ” càng ở chức vị cao, càng cảm thấy cô đơn”. Điều này rất hợp lý vì vị trí CEO trong mỗi doanh nghiệp thì chỉ có một. Tuy nhiên, để thành công trong một công việc nhất định không thể làm điều đó một mình. Nhân viên, đồng nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với các công việc của  CEO kể trên, rất khó để những người ở một vị trí cao thấu hiểu và tương tác nhiều với nhân viên của mình.

Nhưng, một CEO “chất” sẽ là một người cởi mở, thấu hiểu, coi nhân viên là những người đồng hành. Họ sẽ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ quyền lợi với nhân viên, tôn trọng những ý kiến đóng góp thay vì kìm hãm sự phát triển. Việc phân quyền cũng được nhắc đến ở đây, đó cũng là một cách tối ưu hiệu quả công việc.

CEO giỏi phải biết thấu hiểu và đồn hành cùng nhân viên

Chức danh CEO thực sự có sức mạnh

Ngoài những yếu tố về sản phẩm, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thì thương hiệu cá nhân của CEO – người điều hành doanh nghiệp cũng được chú ý. Chức danh CEO luôn có sức mạnh trong những phát ngôn, tiếng nói được đại diện cho cả một doanh nghiệp.

Lại nhắc đến ông Đặng Lê Nguyên Vũ, CEO của một thương hiệu cà phê phủ sóng toàn quốc và cả thế giới. Ông đã đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để xuất bản sách tặng đến khách hàng của mình. Qua đó, ông cũng truyền đạt được nhiều giá trị về mặt tinh thần cho khách hàng của mình. Người đọc nhớ tới ông như một nhà triết gia, với những câu chuyện đáng suy ngẫm. Sức mạnh của ngôn ngữ của ông có tầm ảnh hưởng đến cả những người thường xuyên dùng cà phê Trung Nguyên lẫn những người ít dùng.

Người dẫn đầu xu hướng

Một yếu tố kiên quyết cần có của nhà lãnh đạo – sự dẫn đầu xu hướng. Vị trí CEO luôn là những người làm việc với khối lượng công việc khổng lồ, họ tạo ra nhiều giá trị mới mẻ, những ý tưởng mà chưa từng xuất hiện trên thị trường. Họ đầu tư rất nhiều thời gian và sự nỗ lực để nghiên cứu, khám phá ra những ý tưởng mới mẻ thổi vào sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Tạm kết,

Với bài viết này, wecsaigon mong muốn gửi đến bạn những khái niệm cơ bản về CEO là gì? giúp bạn có một cái nhìn chi tiết hơn về tầm quan trọng của một người lãnh đạo. Hi vọng những bạn đọc, là những marketer sẽ trở thành CEO trong tương lai!

Rate this post

Related Posts

quán chay Bình Tân

Top 5 quán chay Bình Tân “ăn là nghiền” nổi tiếng

Ngày nay, việc ăn chay không chỉ đơn thuần là một văn hóa tín ngưỡng, các món chay đã dần trở nên phổ biến trong bữa ăn…

Chiến lược Marekting của Shopee

Chiến lược Marketing của Shopee – Cách Shopee thống trị thị trường Việt

Bạn có biết rằng, Shopee hiện đang là một trong những sàn thương mại điện tử thành công nhất trên thị trường  Đông Nam Á? Shopee có…

Lên Shopee Mall cần giấy tờ gì?

Lên shopee mall cần giấy tờ gì? Điều kiện trở thành Shopee Mall

Để có một gian hàng chất lượng nhà bán hàng hãy xây dựng một gian hàng hấp dẫn, ấn tượng đặc biệt đối với những sản phẩm…

logo các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Tổng hợp 9+ hình ảnh logo các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Trà sữa là một thức uống rất được ưa chuộng. Cũng chính vì vậy mà hiện nay rất nhiều quán trà sữa nổi tiếng. Để có thể…

Tên các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

[Điểm mặt] 10+ tên các thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất hiện nay

Trong gần một thập kỷ qua, trà sữa trở thành thức uống Quốc dân của giới trẻ Việt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương…

Đại sứ thương hiệu Chanel

Đại sứ thương hiệu Chanel – Những cái tên vàng trong làng thời trang thế giới

Chanel là một trong những thương hiệu thời trang đắt đỏ được người dùng xếp vào hàng huyền thoại khi cho ra mắt nhiều sản phẩm vượt…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *