Hiện nay, xung quanh chúng ta diễn ra rất nhiều các sự kiện, chương trình mỗi ngày. Nếu bạn để ý một chút thì sẽ thấy các sự kiện, chương trình đều có các nhà tài trợ hỗ trợ. Những nhà tài trợ đó được gọi chung là Sponsor. Vậy bản chất Sponsor là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Wecsaigon.
Sponsor là gì?
Trong tiếng Việt, Sponsor là gì? Sponsor nghĩa là hình thức tài trợ, quảng bá trong truyền thông. Thông thường, hình thức này được coi là PR mà trong đó, một doanh nghiệp hỗ trợ, cung cấp cho một MV ca nhạc, sự kiện, tổ chức, phim ảnh bằng cách cung cấp tiền hoặc những tài nguyên khác để nhận được sự công khai tích cực. Ngày nay, hình thức quảng cáo càng trở nên phổ biến hơn. Nó thường yêu cầu phía nhận tài trợ đổi lấy không gian quảng cáo tại chương trình, sự kiện, MV ca nhạc, phim ảnh,…
Sponsor nghĩa là gì? – Sponsor meaning – Tài trợ tiếng Anh là gì?
>> Đọc thêm: Outsource là gì?
Những điều Marketer cần biết về Sponsorship Marketing
Khi đã hiểu rõ hơn về khái niệm Sponsor là gì, dưới đây là những ưu, nhược điểm của hình thức này mà bất cứ Marketer nào cũng cần biết:
Ưu điểm
- Nhận thức về thương hiệu: Khi thương hiệu tham gia hình thức tiếp thị tài trợ, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện hơn, nhận thức về sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ được đa số công chúng biết đến nhiều hơn.
- Cơ hội mở rộng thị trường: Doanh số tăng, đồng thời lợi nhuận cũng sẽ tăng. Bằng cách thức này, thương hiệu sẽ có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm.
- Kết nối với khách hàng: Khi có nhiều khách hàng nhìn thấy thương hiệu, họ sẽ càng bị thu hút về phía doanh nghiệp. Hiệu quả nhất chính là tiếp thị tài trợ trên các phương tiện truyền thông xã hội. Khách hàng của bạn có thể kết nối ngay lập tức và tăng tương tác.
- PR tích cực: Trong quá trình thuyết phục người tiêu dùng, quan hệ công chúng là yếu tố rất quan trọng. Đây chính là lý do vì sao một số phương tiện như báo chí hay Social Media thường được nhận tài trợ.
Đặc điểm của Sponsor
Nhược điểm
- Sử dụng sai ngân sách mà không đạt được KPI kỳ vọng: Nếu bạn là nhà tài trợ cho một sự kiện cụ thể, bạn sẽ cần biết tiền của mình đang được sử dụng ở những đâu. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được các báo cáo về chi tiêu ngân sách.
- Tác động loãng: Nếu bạn là nhà tài trợ chính và duy nhất của một sự kiện, bạn có thể tự hào và đo lường KPI một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu có những doanh nghiệp khác trở thành nhà đồng tài trợ, ảnh hưởng thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ bị loãng hơn. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc khi trở thành nhà đồng tài trợ của một thương hiệu.
- Hình ảnh xấu: Mặc dù các diễn viên, ca sĩ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp hoặc chương trình quảng bá cho thương hiệu tại các sự kiện của họ, họ có thể mất quyền kiểm soát thương hiệu.
Một số hình thức Sponsor
- Logo: Hình thức này là khoản mục đáng đầu tư bởi logo thương hiệu đóng vai trò chính trong việc giúp khách hàng nhận ra công ty và tạo ra một quan hệ tức thì. Logo thường hoàn toàn có thể được lồng ghép vào các MV ca nhạc hoặc các bộ phim điện ảnh.
- Banner: Đây là hình thức tài trợ được nhiều người quan tâm nhất. Chúng có thể được đặt ngay tại lối ra vào nhằm tối đa hóa sự có mặt với các khách hàng tiềm năng.
- Các quầy hàng: Các quầy hàng sẽ giúp thương hiệu tạo lập liên lạc với khách hàng ngay lập tức. Điều này có ý nghĩa là doanh nghiệp có thêm cơ hội tương tác với người tiêu dùng một cách trực tiếp. Đây là một trong những cách tốt nhất để chốt đơn hàng ngay lập tức.
- Hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội: Những influencer hoặc blogger, KOLs sẽ được doanh nghiệp tiếp cận và tài trợ, có thể bằng hiện vật hoặc các sự kiện liên quan.
Một số hình thức Sponsor
Kết luận
Mong rằng bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về khái niệm Sponsor là gì cũng như những ưu và nhược điểm của hình thức này trong Marketing. Chúc bạn sẽ có những chiến lược thành công với chiến lược Sponsorship.