Bạn đã biết về Marketing Research? Trong việc nghiên cứu các chiến lược marketing, đừng bỏ qua ma trận SWOT. Mô hình này giúp bạn phân tích được vị trí của doanh nghiệp để từ đó có những dự án tối ưu nhất. Cùng phân tích xem ma trận SWOT là gì và việc phân tích này có tầm ảnh hưởng thế nào qua bài viết dưới đây!
Khái niệm về ma trận SWOT
Ma trận SWOT là gì?
SWOT là từ viết tắt của: Strengths (điểm mạnh), Weckness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Bốn bước đi này trong Marketing Research chính là một mô hình quan trọng với góc nhìn thẳng thắn và thực tế rằng doanh nghiệp của bạn đang nằm ở vị trí nào.
Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu là hai yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Là những yếu tố mà doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch hoặc phát triển. Mỗi doanh nghiệp cần biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình là gì để có những chiến lược hiệu quả.
Còn lại, cơ hội và rủi ro là hai yếu tố bên ngoài tác động vào. Nghĩa là những vấn đề đến từ môi trường, đối thủ, thị trường. Những yu tố này doanh nghiệp không thể chủ động thay đổi và điều hướng theo kế hoạch. Đó cũng là lý do vì sao cần marketing research để góp phần cho các chiến lược kinh doanh luôn đạt mức mong đợi.
Mô hình này sẽ phân tích dựa trên hai yếu tố: bên trong là những thành tựu mà doanh nghiệp đã đạt được và những mặt hạn chế mà cần phải khắc phục, bên ngoài là cơ hội để chiếm lĩnh thị trường hay bên cạnh đó còn có những nguy cơ tiềm ẩn cần phải được lưu ý.
Phân tích ma trận SWOT : 4 yếu tố chính
Giúp cho những chiến lược Marketing trở nên đúng đắn và thực tế, việc phân tích SWOT là áp dụng vào thực tế bốn yếu tố:
Điểm mạnh: Đặc điểm mà doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế hơn so với đối thủ.
Điểm yếu: Đặc điểm mà doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ
Cơ hội: Điểm mà doanh nghiệp có thể khai thác giúp dành lợi thế
Thách thức: Điểm doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Vì sao phân tích SWOT lại quan trọng?
SWOT thuộc một phần trong Marketing Research, việc nghiên cứu thị trường không đơn giản chỉ dừng lại ở việc sản phẩm của doanh nghiệp có tính phù hợp với đối tượng tiêu dùng hay không? Phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng, hay các chiến dịch quảng cáo. SWOT tập trung vào việc phân tích một cách rõ rang điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó có giải pháp để khắc phục nó, nhìn ra bên ngoài xem đâu là cơ hội và đâu là thách thức để lên những kế hoạch cụ thể ứng phó.
Phân tích ma trận SWOT
Phân tích điểm mạnh (Strengths):
Bất kể doanh nghiệp nào khi được ra mắt thị trường đều có những nét đặc trưng riêng và được tính toán rằng sản phẩm của họ nhất định sẽ mang lại giá trị cho khách hàng. Đó chính là điểm mạnh. Có thể nói, điểm mạnh của doanh nghiệp là khi nhắc tới tên, khách hàng sẽ nhớ đến một ấn tượng rất tốt.
Có rất nhiều khía cạnh trong một doanh nghiệp để tạo nên điểm mạnh nhưng làm nổi bật nhất vẫn là lợi ích mà sản phẩm đem lại. Hơn thế nữa, dịch vụ khách hàng tốt, các chiến dịch marketing chuyên nghiệp, cơ chế hoạt động tuyệt vời cũng được nhắc đến ở phần này.
Một lưu ý cho marketer để phân tích điểm mạnh là không nên chỉ nhìn từ phía doanh nghiệp. Lợi thế đến từ nhận xét của người trong cuộc và cả khách hàng, thậm chí là đối thủ.
Phân tích điểm mạnh trong ma trận swot (nguồn gtvseo.com)
Phân tích điểm yếu (Weakness):
Nhìn nhận một cách thực thế, doanh nghiệp nào cũng có những điểm yếu cần khắc phục. Bất kể rằng việc kinh doanh của bạn có đang diễn ra suôn sẻ, hay nhận được nhiều feedback tốt về khách hàng đi nữa, thì doanh nghiệp của bạn cũng không thể tránh được những yếu tố khó khăn. Việc tìm ra điểm yếu là công việc bắt buộc, để luôn nhìn nhận vấn đề theo một cách thực tế nhất. Một sô câu hỏi bạn nên đặt ra để phân tích điểm yếu như:
- Bạn nhận được bao nhiêu feedback không tốt về sản phẩm?
- Những khiếu nại về dịch vụ có bị tăng lên không?
- Khó khăn bạn gặp phải khi bán hàng qua các kênh là gì?
- Vì sao chiến dịch quảng cáo được đầu tư nhiều nhưng lượng tương tác lại không cao?
Phân tích điểm yếu trong ma trận swot (nguồn: gtvseo.com)
Phân tích cơ hội (Opportunities):
Ngoài những yêu tố thực tế đã thấy rõ như điểm mạnh và điểm yếu, doanh nghiệp không thể thiếu đi yếu tố về cơ hội trong tương lai. Trong khi thực hiện marketing research, doanh nghiệp nhận ra rằng cơ hội được đến từ nhiều khía cạnh. Tận dụng cơ hội đến từ: những xu hướng mới, tính hiện đại của công nghệ, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, thay đổi về chính sách, luật pháp…
Ngoài ra, cơ hội này còn đến từ những yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Giải pháp sẽ được tìm ra từ những việc phát triển thế mạnh, khắc phục điểm yếu. Quan trọng nhất vẫn là tầm nhìn và sự đánh giá thường xuyên của doanh nghiệp. Thị trường thay đổi không ngừng, đòi hỏi sự vận động liên tục về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội để phục vụ mục đích cuối cùng trong việc tăng doanh số.
Cơ hội trong ma trận swot là gì? (nguồn gtvseo.com)
Phân tích rủi ro (Threats):
Chữ T cuối cùng trong ma trận Swot chính là threats – rủi ro. Mặc dù chiến lược kinh doanh đã được hoạch định rất kỹ lưỡng, nhưng không thể bỏ qua yêu tố rủi ro, là những điều mà doanh nghiệp chưa biết trước được. Phải kể đến rủi ro lớn nhất dịch bệnh năm 2019, 2020 từ đại dịch Covid-19. Quả thật đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn của các doanh nghiệp trên toàn Thế Giới nói chung. Đây là minh chứng cho việc dù có lên kế hoạch kinh doanh tốt đến đâu cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nặng nề.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải đối diện với những sự rủi ro khác đến từ hàng hóa, nhân công, tại nạn nghề nghiệp…Chịu ảnh hưởng bởi rủi ro là điều doanh nghiệp cần lưu tâm và cần chuẩn bị kế hoạch để khắc phục, trong nguy luôn có cơ, luôn có những giải pháp để khắc phục.
Yếu tố rủi ro trong ma trận swot (nguồn gtvseoc.com)
Tạm kết
Tầm quan trọng của ma trận swot trong kinh doanh là yếu tố mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Với mỗi một chiến dịch, một bước đi cần phải được phân tích và nghiên cứu thị trường rất kĩ lưỡng. Trên đây là những khái niệm cơ bản về ma trận swot, sẽ còn các chuyển hóa, mở rộng và áp dụng thực tế. Wecsaigon xin gửi đến các bạn thông tin tại những bài viết tiếp theo!