Vấn đề cốt lõi của một doanh nghiệp luôn xoay quanh việc: làm thế nào để tiêu thụ được lượng sản phẩm càng lớn càng tốt. Vậy ai sẽ là người đứng đầu phụ trách những hoạt động kinh doanh này? Và làm thế nào để có được một nhà lãnh đạo đủ tầm nhìn để làm được điều đó? Hãy cùng tìm hiểu CCO là gì để có được câu trả lời này nhé!
CCO là gì?
Chief Customer Officer – CCO là chức danh giám đốc kinh doanh. Người nắm vai trò rất quan trọng phụ trách mảng kinh doanh, chỉ đứng dưới giám đốc điều hành là CEO. Công việc chính của CCO là hoạch định chiến lược, quản lý và điều phối các hoạt động kinh doanh. Mục đích cuối cùng là tiêu thụ lượng sản phẩm đã sản xuất ra đến tay người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận.
Vị trí này được xem là quân “át chủ bài” của doanh nghiệp. CCO là người quản lý toàn bộ phần hiệu quả doanh thu, lợi nhuận mang tính quyết định sự phát triển. Để vận hành được bộ máy kinh doanh với đầy đủ quy trình, đội ngũ bán hàng là một điều không đơn giản. Vì vậy, vị trí CCO cũng đòi hỏi một người có nhiều kinh nghiệm, có tầm nhìn và chặt chẽ trong mọi bước để tối ưu được hiệu quả.
“Thương trường như chiến trường”, câu nói kinh điển này luôn là một “slogan” với CCO. Với sự khó khăn của thị trường hiện tại, việc có khách hàng và giữ chân được họ là cả một quá trình và sự nỗ lực. Không khỏi những áp lực với vị trí giám đốc kinh doanh, tuy nhiên thành công sẽ đến rất vinh quang với những vị lãnh đạo này.
CCO có giá trị như thế nào trong doanh nghiệp?
Vai trò đem lại nguồn doanh thu cua CCO là gì?
Vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của CCO là đảm bảo doanh thu của doanh nghiệp. Nguồn tiền thu về không có ai khác ngoài lượng khách hàng được tìm kiếm. Vì vậy việc xây dựng một mạng lưới khách hàng tiềm năng để đem lại doanh thu là công việc chính của CCO.
Khách hàng được chia làm 2 mảng chính: B2C và B2B. Hai nhóm khách hàng này đều cần có những chiến lược kinh doanh riêng để tối ưu phần doanh thu. Họ cũng có những yêu cầu rất cao về việc trải nhiệm dịch vụ, sản phẩm. Chính vì vậy, việc đem lại nguồn doanh thu cho công ty, CCO không thể bỏ qua yếu tố về khách hàng. Một giám đốc kinh doanh giỏi là người luôn nỗ lực trong việc tìm kiếm và khai thác khách hàng một cách khéo léo và có chiến lược.
Hiểu được CCO là gì sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm và chiêu mộ được một tài năng để phát triển mạnh mẽ. “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, CCO không phải là tất cả, tuy nhiên lại đóng vai trò rất lớn và rất có giá trị.
Phản ánh hiệu quả của chiến lược kinh doanh: báo cáo con số “biết nói”
Ở những vị trí của người lãnh đạo, không cần quá chi tiết trong từng trường hợp đơn hàng nhỏ lẻ. Tuy nhiên việc nắm bắt được các báo cáo, các con số liên quan đến doanh thu là thứ chủ chốt của mỗi CCO. Người giám đốc kinh doanh cần có một cái nhìn bao quát, biết phân tích được các con số về target, doanh thu để có phương án tăng trưởng. Dựa trên năng lực sẵn có, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp để đưa ra phương án tối ưu. CCO luôn có cảm xúc về những con số trong báo cáo. Nó không đơn thuần chỉ là thống kê được doanh nghiệp đã và đang làm được gì, mà từ đó còn để định vị được thương hiệu và hướng phát triển trong tương lai.
Phát triển quan hệ đối tác – B2B
Đối tác cũng được coi là một nhóm khách hàng quan trọng không kém gì khách hàng trực tiếp. Việc cùng nhau kết nối thành một mạng lưới kinh doanh vẫn luôn là một kênh quan trọng. Không những thế, CCO luôn phải có những mối quan hệ tốt và bền vững. Sự hợp tác giữa hai bên này còn là sự đầu tư, kết hợp để thu lại lợi nhuận. Xét theo mỗi thời điểm để đôi bên cùng nâng đỡ và bán chéo sản phẩm cho nhau, kết hợp để cùng phát triển vững mạnh hơn.
Thách thức mà CCO cần đối diện?
Trên phương diện chức vụ, CCO chỉ đứng sau CEO là giám đốc điều hành. Vị trí giám đốc kinh doanh mang một vai trò rất lớn, nắm toàn bộ quyền hành liên quan đến hoạt động kinh doanh. Chính vì lẽ đó mà áp lực và thách thức đặt trên vai người lãnh đạo cũng to lớn không kém. Hiểu được công việc của một CCO là gì chỉ là một khía canh, ngoài đó còn những thách thức vô hình mà CCO cần mang vác.
Câu chuyện về quyền hạn nắm trong tay nhưng có đôi lúc vai trò lại không được xác định rõ ràng là điều có xảy ra trong quá trình làm việc của CCO. Hơn nữa, giám đốc kinh doanh không có nguồn lực tài chính và nhân lực cần thiết, các việc này còn phải được xem xét với giám đốc tài chính và nhân sự.
Tạm kết,
Có thể nói, thành công của CCO chỉ được đánh giá bởi những con số tăng vụt của doanh thu. Đằng sau sự thành công ấy là cả một nỗ lực nhưng ít ai có thể nhìn ra được. Những khó khăn đến từ thị trường, sản phẩm, khách hàng luôn là điều mà CCO cần dốc nhiều công sức để tối ưu. Bởi vậy, hiểu được CCO là gì và vị trí này đóng vai trò quan trọng như thế nào là một điều rất cần thiết của doanh nghiệp.