BA là gì? Đã bao giờ bạn bắt gặp thuật ngữ này và có thắc mắc về ý nghĩa của nó? BA đóng vai trò như thế nào trong các doanh nghiệp? Bài viết dưới đây của Wecsaison sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ BA là gì nhé!
BA là gì?
Trong tiếng Việt, BA là gì? BA là từ viết tắt của cụm từ Business Analyst, nghĩa là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. BA là người đứng giữa, có vai trò kết nối khách hàng với đội ngũ kinh doanh và kỹ thuật của doanh nghiệp. Để định nghĩa được rõ hơn BA là gì thì BA được chia làm 3 nhóm chuyên môn chính như sau:
Định nghĩa BA – Business Analyst là gì?
>> Đọc thêm: Pain Point là gì? 3 phương pháp tìm pain point từ khách hàng
Chuyên gia tư vấn quản lý (Management Analyst)
Đây là người chuyên đề xuất những phương án để cải thiện hiệu quả của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Họ sẽ tư vấn cho các nhà quản trị về tối ưu lợi ích đạt được thông qua việc cắt giảm chi phí và tăng trưởng doanh thu.
Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Analyst)
Là người có vai trò thu thập thông tin và kết quả, từ đó trình bày các dữ liệu này dưới dạng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, biểu đồ để báo cáo lên cấp trên. Sau đó, họ sẽ sử dụng những dữ liệu này để hoạch định xu hướng và xây dựng mô hình nhằm dự đoán những điều có thể xảy ra trong tương lai.
Chuyên viên phân tích hệ thống (Systems Analyst)
Đây là người phân tích, thiết kế kỹ thuật nhằm giải quyết những vấn đề kinh doanh có sử dụng technical. Họ sẽ xác định những cải tiến cần thiết trong doanh nghiệp, thiết kế hệ thống để thực hiện thay đổi đó, đào tạo và chuyển giao cho người dùng sử dụng hệ thống.
Công việc chính của một BA
Khi đã hiểu rõ hơn về khái niệm BA là gì, dưới đây là những công việc chính của một BA trong doanh nghiệp:
- Trao đổi với khách hàng và nắm bắt nhu cầu của họ. Từ đó, BA phân tích điểm cốt lõi để lập kế hoạch, đề xuất giải pháp, xây dựng quy trình và xác nhận lại với khách hàng.
- Chuyển giao thông tin tới các bộ phận nội bộ doanh nghiệp như: Dev, PM, QC,…
- Xử lý khéo léo những biến động đột xuất. Một BA cần phải phân tích được những tác động của sự thay đổi đến tổng thể hệ thống, đồng thời quản lý được sự thay đổi đó thông qua từng phiên bản trong tài liệu được cập nhật.
Công việc chính của một BA
Những kỹ năng cần có để trở thành một BA
Kỹ năng giao tiếp
Một BA chuyên nghiệp cần giao tiếp rõ ràng các chi tiết như yêu cầu dự án, các thay đổi và kết quả thử nghiệm. Đây là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của một dự án. Bên cạnh đó, kỹ năng ngoại ngữ và khả năng giao tiếp qua văn bản cũng là kỹ năng thiết yếu trong sự nghiệp của một BA.
Kỹ năng xử lý vấn đề
Khi các chuyên gia phát triển những giải pháp kinh doanh của khách hàng, không có gì chắc chắn cái rằng nó sẽ được sử dụng. Vì vậy việc tìm ra cách để giải quyết vấn đề nhanh chóng và hoàn thành dự án thành công là một trong những yếu tố quan trọng của BA.
Những kỹ năng cần có để trở thành một BA
Kỹ năng công nghệ
Để đề xuất và xác định các giải pháp kinh doanh, một BA chuyên nghiệp cần biết những ứng dụng công nghệ đang được sử dụng, kết quả đạt được thông qua các nền tảng hiện tại. Để giao tiếp thành công với khách hàng, bạn cần sử dụng ngôn ngữ kinh doanh. Để giao tiếp với bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp thì chắc chắn kỹ năng này là cần thiết.
Kỹ năng ra quyết định
Đây là kỹ năng rất quan trọng khác của một BA. Họ cần có khả năng nhận định, đánh giá tình hình tốt và chọn ra một hướng xử lý tối ưu với tình hình hiện tại.
Kỹ năng quản lý
Một kỹ năng khách mà BA cần có là khả năng quản lý các dự án. BA cần lập kế hoạch dự án, điều phối nhân sự, xử lý các yêu cầu thay đổi, dự báo ngân sách,… những kỹ năng quản lý mà một BA chuyên nghiệp cần có.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Trong quá trình đấu thầu cho các dự án của khách hàng, kỹ năng đàm phán của một BA được sử dụng thường xuyên để đem về lợi ích, doanh thu cho doanh nghiệp cùng giải pháp hợp lý cho khách hàng. Để duy trì các mối quan hệ tốt giữa các bên, đòi hỏi BA phải có kỹ năng đàm phán và thuyết phục tốt.
Kết luận
Trên đây là những thông tin căn bản về thuật ngữ BA là gì cũng như những kỹ năng cần có với một người BA. Hy vọng rằng, bài viết trên của Wecsaigon đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề BA cũng như những lưu ý cần nắm được nếu bạn mong muốn theo đuổi nghề này.