Bạn đã biết WIPO là gì chưa? Đây là một cơ quan chuyên môn trực thuộc Liên hợp quốc có chức năng liên quan đến các vấn đề về hoạt động sở hữu trí tuệ trên thế giới cũng như khuyến khích sự sáng tạo của nhân loại trong việc phát chế các sản phẩm trí tuệ. Vậy hãy cùng Wecsaigon tìm hiểu WIPO là gì trong bài viết dưới đây.
WIPO là gì?
Để trả lời cho câu hỏi WIPO là gì, WIPO là từ viết tắt của cụm từ World Intellectual Property Organization, nghĩa là tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Công ước thành lập tổ chức này được ký kết tại Stockholm vào ngày 14/7/1967, có hiệu lực từ ngày 26/4/1970. Đến ngày 17/12/1974, WIPO đã trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc có trụ sở đặt tại Geneva (Thụy Sĩ).
Định nghĩa WIPO
Tiền thân của WIPO đã tồn tại từ năm 1883 và 1886 cùng với việc thông qua Công ước Paris và Công ước Berne. Vào năm 1893, hai văn phòng này được hợp nhất thành BIRPI – Ủy ban quốc tế thống nhất về bảo hộ sở hữu trí tuệ, tiền thân của tổ chức WIPO sau này.
>> Đọc thêm: Unilever là gì? Khám phá điều thú vị về “đế chế hàng tiêu dùng”
Sứ mệnh của WIPO
Khi đã hiểu rõ WIPO là gì, có thể nói, WIPO có sứ mệnh như một diễn đàn toàn cầu về các chính sách, dịch vụ, thông tin và hợp tác về sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Cung cấp dịch vụ về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ với phạm vi quốc tế, giúp các nhà sáng chế tiết kiệm được chi phí, thời gian.
- Xây dựng hệ thống ủy ban chuyên môn, các cơ quan điều hành, tạo điều kiện hỗ trợ các nước thành viên và quan sát viên có thể thảo luận, trao đổi để tìm ra giải pháp cho những thách thức của hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới, đảm bảo việc khuyến khích sáng tạo, đổi mới.
- Cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đa dạng, phong phú về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, phục vụ cho việc nghiên cứu của mọi đối tượng.
- Tổ chức thường xuyên các hoạt động hợp tác, trao đổi với các nước thành viên, các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ để đẩy mạnh bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo ra động lực phát triển kinh tế, xã hội cũng như giải quyết những vấn đề chung của thế giới liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Sứ mệnh của WIPO
Chức năng và hoạt động của WIPO
WIPO có nhiệm vụ chính là thông qua hợp tác quốc tế để thúc đẩy sự sáng tạo, khai thác, truyền bá và bảo hộ những sản phẩm trí tuệ của con người nhằm phục vụ sự tiến bộ về văn hóa, xã hội và kinh tế toàn cầu.
Tác dụng chính của nó là tạo sự cân bằng giữa một bên là khuyến khích tính sáng tạo trên toàn thế giới bằng cách bảo hộ một cách đầy đủ các lợi ích tinh thần, vật chất của những người sáng tạo và một bên là bảo đảm sự tiếp cận hợp lí tới những lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội đem lại từ sự sáng tạo đó trên toàn cầu.
Cơ cấu tổ chức của WIPO
Công ước thành lập WIPO đã qui định thiết chế này bao gồm bốn cơ quan: Đại hội đồng, Ủy ban điều phối, Hội nghị và Văn phòng quốc tế WIPO (Ban thư kí), cụ thể:
- Đại hội đồng là cơ quan tối cao của tổ chức WIPO, gồm tất cả các quốc gia là thành viên của WIPO đồng thời là thành viên của ít nhất một trong các Liên minh.
- Hội nghị gồm tất cả các nước là thành viên của tổ chức WIPO, cho dù họ có là thành viên của một trong các Liên minh hay không.
- Ủy ban điều phối gồm các quốc gia thành viên của WIPO và cũng là thành viên của Ủy ban điều hành của Liên minh Berne hoặc Liên minh Paris hoặc cả hai.
- Văn phòng quốc tế WIPO (Ban thư ký), đứng đầu cơ quan này chính là Tổng giám đốc.
Vai trò quan trọng của việc thành lập tổ chức WIPO
Thông thường, việc sở hữu trí tuệ sẽ bị giới hạn quyền và pháp lý bởi yếu tố lãnh thổ. Chúng tồn tại và được thực thi theo những luật lệ riêng mà tại mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có những điều luật, quy định riêng trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, sản phẩm trí tuệ thường chứa đựng những ý tưởng sáng tạo và thường dễ bị sao chép sang các quốc gia khác. Do đó, việc thành lập WIPO được coi là rất cần thiết để đảm bảo quyền lợi và tính công bằng về Sở hữu trí tuệ.
Kết luận
Trong bài viết trên đây, Wecsaigon đã chia sẻ đến bạn những thông tin cập nhật mới nhất về WIPO là gì cũng như sứ mệnh, chức năng và hoạt động của tổ chức này. Sự ra đời của tổ chức này góp phần không nhỏ trong việc thực hiện, giám sát các nước thành viên thực hiện nghiêm vấn đề sở hữu trí tuệ, tạo nên một sân chơi công bằng cho mọi người trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.