Trong việc tổ chức bộ máy doanh nghiệp, ngoài giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, chúng ta không thể không nhắc đến một vị trí rất quan trọng mang tính chiến lược, đó chính là CMO – giám đốc marketing. Cùng tìm hiểu CMO là gì để năm được mô tả công việc và vai trò trong bài viết dưới đây!
Khái niệm CMO là gì?
CMO là ai?
CMO – Chef Marketing Officer đã không còn là một chức vụ xa lạ trong kinh doanh. CMO được gọi là Giám đốc marketing, chịu trách nhiệm chính về marketing truyền thông. Vị trí này rất quan trọng mang tính chiến lược của doanh nghiệp vì trong thời đại này, lĩnh vực truyền thông quảng cáo được coi là không thể thiếu. CMO làm việc trực tiếp dưới sự điều hành của CEO (giám đốc) và có trách nhiệm báo cáo, trình bày và triển khai những kế hoạch liên quan đến marketing.
Nhiệm vụ chính của CMO là truyền thông, quảng cáo cho sản phẩm. Khi doanh nghiệp sản xuất ra một sảm phẩm mới, thì CMO chính là người phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, khách hàng. Ngoài ra còn phát triển những kênh phân phối hàng hóa, quan hệ công chúng…
CMO làm những công việc gì?
Có thể nói, mọi hoạt động liên quan đến quảng bá sản phẩm từ những bước đầu tiên đều là những công việc có trong JD của CMO. Hiểu rõ hơn những công việc của chức danh này như sau:
– Hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing của công ty.
– Tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu thị trường.
– Xây dựng các công cụ đo lường hiệu quả hoạt động Marketing.
– Tham mưu cho, ban Giám đốc về truyền thông, nhận diện và phát triển thương hiệu.
– Thiết lập và duy trì quan hệ với các đối tác, cơ quan truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phục vụ cho hoạt động marketing của công ty.
– Huấn luyện và đào tạo nhân viên phòng marketing thuộc phạm vi phụ trách.
Vai trò của CMO quan trọng như thế nào?
CMO là gì trong xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp
“Thương hiệu” hay “Uy tín” là những từ mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến. Xây dựng hình ảnh tốt đẹp và sự tin tưởng luôn là một công việc đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. CMO là một vị trí quan trọng để thực hiện điều này. Khi đã có trong tay một công ty có “tên tuổi” trên thị trường, việc kinh doanh sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Giám đốc marketing là người “đứng mũi chịu sào” cho những công việc này.
Việc xây dựng hình ảnh của công ty cũng được coi là một “tài sản vô hình”, dù không hiện hữu nhưng luôn được xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Việc định giá thương hiệu còn liên quan đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thương hiệu vô hình, nhưng giá trị mang lại rất lớn. Đó chính là lý do mà vai trò và trách nhiệm của CMO trở nên quan trọng.
Nắm bắt, lựa chọn xu hướng marketing
Xu hướng marketing xuất hiện vô vàn trên thị trường trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên để lựa chọn một xu hướng phù hợp với doanh nghiệp và đối tượng khách hàng thì đó chính là vai trò của một CMO.
Việc lựa chọn và khai thác xu hướng marketing là những bước đầu tiên nằm trong kế hoạch triển khai quảng cáo. Bắt kịp đúng trend sẽ là một “đòn bẩy” giúp sản phẩm được nhanh chóng tiếp cận đến khách hàng. Giám đốc marketing phụ trách đang công việc liên quan đến nắm bắt xu hướng, lựa chọn và lên kế hoạch triển khai.
CMO là người đánh giá hiệu quả của các dự án marketing
Mỗi một chiến dịch, hoạt động kinh doanh thì việc đánh giá kết quả là bắt buộc. Trong marketing cũng vậy, hiệu quả của mỗi chiến dịch marketing đều được đánh giá dựa trên số liệu doanh thu, báo cáo kết quả tiếp cận, tương tác với khách hàng. Trong mọi lĩnh vực của marketing đều có chỉ số để đánh giá được hiệu quả rất rõ ràng qua những số liệu trên fanpage, website và những trang thương mại điện tử khác.
Trách nhiệm của CMO – Giám đốc marketing trong hoạt động báo cáo này là việc xây dựng một quy trình tốt. Vì công việc này mag tính chất kết nối các giai đoạn trong công việc, kết hợp nhịp nhàng giữa các nhân sự. Việc sở hữu một quy trình tốt sẽ khiến cho tiến độ và hiệu quả dự án được tối ưu hơn.
Thấu hiểu khách hàng – dịch vụ tốt làm nên thương hiệu tốt
Công việc của marketer nói chung và người ở vị trí cấp cao nói riêng luôn phải giữ vững được tài sản của công ty – đó chính là thương hiệu của doanh nghiệp. Để làm được điều này, giá trị cốt lõi chính là việc trải nghiệm của khách hàng. Giám đốc marketing là người lãnh đạo mang tính trách nhiệm cao nhất trong việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Điều này đòi hỏi một tố chất tầm nhìn ra trông rộng của CMO, với cương vị lãnh đạo và luôn coi khách hàng đối tượng để hướng đến.
Kết luận
Marketing là một lĩnh vực quan trọng, nhiều thách thức nhưng cũng đem lại giá trị lớn lao. Có thể nói đứng trước những sự khó khăn của “thương trường như chiến trường”, người lãnh đạo marketing luôn là một vị trí đòi hỏi nhiều tố của tầm nhìn và sự quyết đoán. Wecsaigon hi vọng qua bài viết này, bạn đọc hiểu được CMO là gì và luôn coi đây là một mục tiêu hướng đến trong sự nghiệp!