Kinh doanh B2B từ lâu đã không còn xa lạ trên thị trường nữa. Tuy nhiên để phân tích và hiểu rõ cặn kẽ B2B là gì? Có những loại mô hình B2B nào đang phổ biến hiện nay? Mời bạn cùng đọc bài viết này cùng Wecsaigon nhé!
B2B là gì? Định nghĩa kinh doanh cho khách hàng doanh nghiệp
B2B (hoặc B to B) là viết tắt của từ Business To Business. Đây là một mô hình kinh doanh giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. B2B có điểm khác biệt rất lớn so với các khách hàng cá nhân. Bởi khối lượng sản phẩm lớn, không lẻ tẻ và có chiến lược kinh doanh khác biệt.
Về yếu tố sản phẩm không có gì thay đổi, tập trung vào mặt chất lượng sản phẩm là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp thì hoàn toàn khác so với khách hàng cá nhân. Về khía cạnh này, yếu tố cảm xúc không quyết định việc mua hàng. Về bên mua và bên bán đều được xây dựng quy trình rất chi tiết và rõ ràng. Nhân sự cho hoạt động này cũng được xây dựng thành các phòng ban chuyên biệt.
Với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nên số lượng sản phẩm tiêu thụ là rất lớn. Giá trị hợp đồng cao đồng nghĩa với việc thông điệp quảng cáo cũng nhấn mạnh vào sản phẩm. Để tiết kiện thời gian và quy trình, phía khách hàng doanh nghiệp chỉ tập trung vào phân tích sản phẩm, dịch vụ tối ưu và thương hiệu uy tín, tránh nhỏ lẻ.
B2B là gì? Đặc điểm của hoạt động kinh doanh này như thế nào? Mô hình kinh doanh B2B được nhắc đến như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Marketing cho B2B
Marketing cho B2B cũng là một chiến lược khác hoàn toàn so với truyền thông cho ngành bán lẻ. Với khách hàng doanh nghiệp, sự uy tín của thương hiệu và chất lượng sản phẩm luôn phải đặt lên hàng đầu. Chiến lược truyền cần tập trung cải thiện website, các sàn thương mại điện tử, tối ưu quy trình mua hàng.
Trong năm 2020, xu hướng marketing B2B phải kể đến:
Marketing Automation: phần tiếp thị tự động hóa bao gồm xây dựng website, các sản phẩm được tạo tự động, và CRM. Trong phần này có kèm nhiều tính năng về phân tích, báo cáo số liệu, thống kê rất thông mình và làm giảm nguồn nhân lực.
Phát triển nội dung quảng cáo (Content marketing): Tầm quan trọng của content marketing được định hình từ năm 2017 đến nay. Phần nội dung tham gia vào các giai đoạn của truyền thông quảng cáo, được hơn 90% marketers sử dụng.
Đẩy mạnh cá nhân hóa: Đây là là chiến lược chỉ đích danh khách hàng và đang được áp dụng với B2B. Đòi hỏi tìm kiếm insign khách hàng một cách chi tiết và kĩ lưỡng, đầu tư nhân lực, content và email marketing. Việc cá nhân hóa giúp cho doanh nghiệp đánh đúng mục tiêu vào chính khách hàng doanh nghiệp đang hướng đến.
4 mô hình kinh doanh B2B thường gặp
Kinh doanh theo mô hình B2B là gì? Về mặt cơ bản B2B có 4 mô hình như sau:
Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên bán
Là hình thức doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên trang thương mại điện tử, website bán hàng cho một doanh nghiệp khác. B2B thiên về bên bán được coi là trung tâm phân phối cho các doanh nghiệp thứ 3 về sản phẩm của mình. Đây là một mô hình khá phổ biến tại Việt Nam, như một hình thức bán buôn trong kinh doanh.
Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên mua
Trái lại với B2B thiên về bên bán thì loại này ít phổ biến hơn, vì thường doanh nghiệp sẽ tự sản xuất sản phẩm và bán ra theo các kênh. Mô hình B2B thiên về mua là các doanh nghiệp nhập sản phẩm từ bên sản xuất sau đó doanh nghiệp khác sẽ phân phối. Mô hình này hiện đang phổ biến tại nước ngoài, tuy nhiên vẫn chưa rộng rãi tại Việt Nam.
Mô hình B2B thiên về trung gian
Những năm trở lại đây trên thị trường, B2B trung gian như một ngôi sao đang lên. Phải kể đến các kênh thương mại điện tử trung gian đang làm mưa làm gió như: Tiki, Shoppe, Sendo, Lazada…đang rất thịnh hành. Doanh thu cao cho người bán và tính tiện lợi phía khách hàng đã làm nên thành công của mô hình B2B này. Hơn cả, chính doanh nghiệp trung gian cũng rất có lợi và phát triển nhờ phần trăm trung gian.
Mô hình kinh doanh B2B: Loại hình thương mại hợp tác
Thêm một mô hình gần giống như B2B thiên về trung gian nữa gọi là loại hình hợp tác. Điểm khác biệt ở chỗ B2B hợp tác có thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp sẽ tự tạo ra những sàn thương mại điện tử, chợ online, sàn giao dịch internet, các cộng đồng, group thương mại.
Tạm kết,
Kinh doanh B2B mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng không kém những thách thức. Chiến lược này không có nhiều các hạng mục như bán lẻ nhưng cũng cần phải xây dựng một kế hoạch kinh doanh thật chắc chắn. Với nhiều những khó khăn về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần thiết xây dựng cho mình một kế hoạch truyền thông, kinh doanh chắc chắn. Chúc các bạn thành công với mô hình kinh doanh B2B.